Cách phân biệt các loại nám da phổ biến

Các loại nám da phổ biến nhất phải kể đến, đó là: nám mảng, nám đốm và nám hỗn hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại nám này.

Nám da là gì?

Nám da là rối loạn sắc tố da thường gặp, xuất hiện khi tế bào melanin phát triển quá mức. Dẫn đến tình trạng các mảng – đốm có màu nâu nhạt hoặc nâu đậm trên về mặt da.

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ trên cơ thể con người. Nám xuất hiện ở mặt và tập trung nhiều ở má, trán, sống mũi và môi. Có một số ít xuất hiện ở cổ, cánh tay, mu bàn tay, … 

Khác với tàn nhang, nám da có biểu hiện không đồng nhất và đa dạng.

Nám được phân loại theo diện tích xuất hiện trên bề mặt và độ nông, sâu của chân nám trong các lớp biểu bì da. Vì vậy, được chia thành 3 loại chính.

Các loại nám da phổ biến là do rối loạn sắc tố da thường gặp, xuất hiện khi tế bào melanin phát triển quá mức
Các loại nám da phổ biến là do rối loạn sắc tố da thường gặp, xuất hiện khi tế bào melanin phát triển quá mức

Các loại nám da phổ biến

Nám mảng

Trong các loại nám da, nám mảng phổ biến nhất. Bởi chân nám nằm ở lớp thượng bì của tế bào da nên châm chỉ ăn nông theo mảng chứ không bám rễ sâu, do đó việc điều trị tương đối dễ dàng.

Cách nhận diện nám mảng rất dễ. Chúng là nổi lên da theo mảng lớn và có màu không đồng đều từ nhạt đến sậm. 

Thường tập trung chủ yếu ở cằm, 2 bên gò má, mũi và trán. Nám mảng xuất hiện do tác hại do tia UV – ánh sáng mặt trời, ô nhiễm môi trường, tác dụng phụ của thuốc tránh thai. Bên cạnh đó, còn là hệ quả của việc lạm dụng mỹ thẩm kém chất lượng, chứa chất tẩy da.

Nám đốm

Nám đốm thường xuất hiện lâu năm từ khi nhỏ tới khi trưởng thành. Quá trình hình thành trong một thời gian dài làm cho sắc tố melanin nhiều hơn và khiến cho nám da sậm màu. Như tên gọi, nám này xuất hiện thành từng đốm, có kích thước to không cố điịnh, màu sẫm, xanh, xám, … Đây là loại nám lì lợm và khó điều trị nhất bởi chân nám nằm sâu dưới lớp biểu bì của da. Nám đốm được hình do thay đổi nội tiết tố nên phụ nữ trong giai đoạn mang thai, sau sinh hay tiền mãn kinh. 

Nám hỗn hợp

Đây là tình trạng nám nặng nhất, bởi bao gồm nám mảng và nám đốm đã kể trên. Nám hỗn hợp sẽ xuất hiện rải rác, kích thước màu sắc không đồng đều. Thường tập trung thành từng đám trên trán, cằm, má, sống mũi, quanh mắt và hai bên gò má.

Có 3 lí do chính gây nám hỗn hợp, gồm: Lão hóa, di truyền và sự thay đổi nội tiết tố. Vì nguyên nhân gây nám từ bên trong, nên việc điều trị cực kì khó chữa, chỉ có chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm mới có thể điều trị để xử lý nám tận gốc được. 

Nám da là một loại tổn thương da khó điều trị dứt điểm mà chỉ có thể cải thiện dần dần tùy mức độ. 

Hãy cung cấp đầy đủ vitamin cần thiết cho cơ thể như A, C, E, B12 cũng như uống nhiều nước, tránh các loại rượu, bia với thức ăn cay nóng. Điều này sẽ giúp bạn bù đắp cho cơ thể một lượng chất nhất định, tái tạo da và ngăn ngừa sự biến đổi, rối loạn của các hormone, làm giảm nguy cơ xuất hiện nám hơn đó.

Nám da là một loại tổn thương da khó điều trị dứt điểm mà chỉ có thể cải thiện dần dần tùy mức độ
Nám da là một loại tổn thương da khó điều trị dứt điểm mà chỉ có thể cải thiện dần dần tùy mức độ

Giải pháp nào cho việc điều trị nám?

Có hay không trường hợp nám da sẽ tự mất đi theo thời gian? Đối với một số trường hợp ĐẶC BIỆT, nám có thể tự nhiên mất đi. Thông thường các trường hợp này sẽ rơi vào nhóm nám hình thành do dùng thuốc ngừa thai trong thời gian ngắn hoặc do mang thai.

Trong trường hợp này, nếu chống nắng và bảo vệ da tốt khi da bị nám, việc nám có thể tự lành đi là điều có thể, tuy nhiên với thói quen sinh hoạt của người Việt cùng khí hậu khá khắc nghiệt, việc nám da tự lành là rất hiếm.

Các trường hợp còn lại, việc điều trị thường là một hành trình gian nan do cần thời gian dài, và cũng không đảm bảo sau đó nám sẽ không tái lại.

Một số trường hợp chỉ có thể làm nám cải thiện một phần chứ không thể mất đi hoàn toàn. Ngoài các phương pháp kỹ thuật cao như laser, microdermabrasion, những hoạt chất được sử dụng ngoài da để điều trị nám hiện nay gồm có:

  • Hydroquinone
  • Arbutin,
  • Retinoids
  • Glycolic acid
  • Azelaic acid
  • Kojic acid
  • Vitamin C…
  • Ngoài ra, có những cái tên đầy hứa hẹn trong việc điều trị nám da hythiol – C, Tranexamic axit…

Một số liệu trình trị nám dưới sự theo dõi của bác sĩ có thể kể đến:

  • 0.01% fluocinolone (một dạng corticosteroids cần được bác sĩ kê đơn)
  • 4% hydroquinone phối hợp 0.05% tretinoin
  • 4% hydroquinone
  • 2% kojic acid
  • 10% glycolic acid phối hợp 2% hydroquinone
Những hoạt chất như arbutin, retinoids, glycolic acidđược sử dụng ngoài da để điều trị nám
Những hoạt chất như arbutin, retinoids, glycolic acidđược sử dụng ngoài da để điều trị nám

Kết,

Sau khi nhận biết mình bị các loại nám da phải áp dụng trị nám theo liệu trình củac bác sĩ và không tự ý áp dụng các phương pháp truyền miệng chưa có nghiên cứu hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể loại bỏ nám, tàn nhang bằng cách sử dụng mỹ phẩm atanin, kem trị nám atanin. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể xem thông tin trên website Atanin Việt Nam. Nếu chị em có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến lăn kim trị nám, hãy liên hệ với chúng tôi qua trang facebook của Hàn Ngọc Vân Anh để được tư vấn miễn phí nhé!

Xem thêm:

>>> Chia sẻ kinh nghiệm trị nám tàn nhang hiệu quả từ hội chị em

>>> Cách trộn kem trị nám tại nhà siêu tiết kiệm “xiền”